
Phong cách Industrial (Công Nghiệp) trong thiết kế nội thất
Cội nguồn của phong cách Industrial chính là những căn nhà studio rộng lớn “tái chế” từ những tòa nhà công nghiệp cũ. Mà trong đó, những căn phòng được phân chia bởi sự bố trí khéo léo bằng những món đồ nội thất thay vì những bức tường cứng nhắc.
Cùng Hasler giải mã những đặc trưng của phong cách trẻ trung này nhé!
1. Chất liệu, vật liệu công nghiệp
Trong căn nhà được thiết kế theo phong cách industrial, những vật liệu cấu tạo nên không gian như bức tường gạch, cột bê tông hay đường điện, đường nước được phơi bày như những yếu tố trang trí chủ đạo. Ngoài ra, những tủ kệ cũng không có cánh cửa, mà mở hết ra để lộ đồ đạc bày bên trong. Do đó, khi trang trí nhà theo phong cách này, bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn trong cách bày trí.

Những chất liệu thường thấy trong phong cách thiết kế công nghiệp là những vật liệu quen thuộc trong quá trình xây dựng. Như gạch đỏ, sắt, đồng kim loại, gỗ nguyên khối tối màu, ống nước đồng… Hơn nữa, bởi tông màu sử dụng trong công nghiệp thường tối màu, nên sự xuất hiện của kim loại màu ghi, đen là điều phổ biến.

Chất liệu da tông nóng cũng là một đặc trưng không thể thiếu trong căn nhà theo thiết kế industrial. Đây chính là một trong những điểm nổi bật thường thấy trong tổng thể của không gian nhà. Giữa những món đồ nội thất và các yếu tố bao xung quanh phòng có tông màu tối.
Những mảng tường bê tông, sàn bê tông và màu ghi phai cũng rất được ưa chuộng trong phong cách công nghiệp.
>>>Đọc thêm: Xu hướng thiết kế nội thất phong cách Scandi-Industrial

2. Tông màu
Như cái tên của nó, phong cách industrial công nghiệp gợi một sự cứng cáp và mạnh mẽ. Tuy vậy, với tông màu tối trầm, dù không gian trong nhà kiểu công nghiệp thường rất rộng, nhưng không hề gây cảm giác lạnh lẽo. Tổng thể vẫn tạo được sự ấm cúng cho người ở bởi vẻ thô sơ, mộc mạc trong chất liệu.

Những tông màu trung tính bất kể nóng lạnh như đen, trắng, ghi, nâu, be… được kết hợp với nhau tạo nên không gian hòa trộn cân bằng ánh sáng. Đảm bảo không có góc nào bị khuất và tối tăm. Để làm cho những lựa chọn tông màu được đa dạng hơn, bạn hãy lựa chọn màu sắc trên những chất liệu có kết cấu khác nhau. Ví dụ, mặt bàn đá bếp màu đen có vân đá trắng ghi sẽ vừa tạo được sự độc đáo, lại vừa giảm được sự đơn điệu và sự chi phối của mảng màu đen trong không gian.

Tông màu trung tính được sử dụng chủ đạo, không có nghĩa là bạn không được sử dụng những màu sắc sặc sỡ khác. Bạn vẫn có thể kết hợp chúng như những điểm sáng ấn tượng trong không gian, như những bức tranh trường tượng hay những món đồ trang trí rải rác xen kẽ cùng nội thất.
>>>Đọc thêm: Sơn hiệu ứng bê tông – Chất riêng trong phong cách Industrial
3. Nội thất
Nội thất được sử dụng trong nhà kiểu công nghiệp được ảnh hưởng rất nhiều từ phong cách vintage hoài cổ bởi những món đồ này thường cũ và có cảm giác như chúng đã được sử dụng và lưu trữ trong thời gian dài. Điều này khiến cho cảm giác của không gian thêm phần ấm cúng, đồng thời cũng tạo được cơ hội cho gia chủ tiếp kiệm khá nhiều tiền không khoản trang trí vì bạn có thể tậu những món đồ second hand rẻ mà chất lượng.

Nếu được lựa chọn, bạn hãy chọn làm những tấm cửa sổ lớn khung sơn đen. Treo đèn lộ được dây điện, hay chọn đèn có hình dáng ấn tượng, mạnh mẽ.

Lời kết
Trên đây là những kiến thức cơ bản về phong cách Công nghiệp. Mạnh mẽ, phóng khoáng, hiện đại pha chút hoài cổ. Đây là phong cách nội thất mang đậm tính cá nhân. Bạn có yêu thích phong cách thiết kế nội thất này không? Nếu bạn chó nhu cầu sang sửa lại không gian sống, liên hệ Hasler Design ngay! Chúng tôi sẽ giúp bạn tái tạo ngôi nhà của bạn đẹp theo đúng mong muốn của chủ nhân!